Trong thế giới hiện đại, nơi kỹ năng lãnh đạo và khả năng thích nghi ngày càng quan trọng, trí tuệ cảm xúc trở thành nền tảng cốt lõi để trẻ em phát triển toàn diện. Với phụ huynh có con từ 10 tuổi trở lên, việc đầu tư phát triển trí tuệ cảm xúc không chỉ giúp con quản lý cảm xúc mà còn chuẩn bị cho hành trình trở thành nhà lãnh đạo tương lai và tiếp nhận trách nhiệm chuyển giao thế hệ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ trí tuệ cảm xúc là gì, tầm quan trọng của nó và cách VIETGENCOACH đồng hành cùng con bạn.
Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu, quản lý cảm xúc của bản thân và đồng cảm với cảm xúc của người khác.
Tâm lý học hiện đại định nghĩa trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như nhận biết, hiểu và tác động đến cảm xúc của người khác. Trên thực tế, đó là tập hợp các kỹ năng giúp một người hiểu rằng cảm xúc của họ có thể tác động đến hành vi của mình và ảnh hưởng đến người khác – không chỉ tích cực mà còn tiêu cực.
Khả năng kiểm soát và kiềm chế cảm xúc của một người, không để chúng chi phối hành vi và ảnh hưởng của họ đối với những người xung quanh rất quan trọng. Trong tiếng Anh, từ viết tắt EQ (Emotional Quotient) được thể hiện để biểu thị ”chỉ số cảm xúc”, EI (Emotional Intelligence) – “trí tuệ cảm xúc”.
Chỉ số cảm xúc – EQ (Emotional Quotient)
Trí tuệ cảm xúc – EI (Emotional Intelligence)
Trí tuệ cảm xúc lần đầu tiên xuất hiện trong lý thuyết về “trí thông minh xã hội” của Edward Lee Thorndike vào năm 1920. Sau đó, ý tưởng này được phát triển bởi nhà tâm lý học Howard Gardner, người đã phát triển chi tiết lý thuyết về 8 loại hình thông minh vào năm 1983.
Năm 1995, nhà tâm lý học Daniel Goleman xuất bản cuốn sách Trí tuệ cảm xúc, trong đó ông đưa ra một giả định cấp tiến: Thành công trong sự nghiệp của một người phần lớn không phải dựa vào các kiến thức nhận được thông qua các cơ sở giáo dục hiện đại mà nhờ vào sự phát triển trí tuệ cảm xúc và khả năng nhận biết cảm xúc của mình.
“Nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình, nếu bạn thiếu tự nhận thức, không thể quản lý những cảm xúc tiêu cực, không có sự đồng cảm và không xây dựng được các mối quan hệ hiệu quả, thì dù bạn thông minh đến đâu, bạn cũng sẽ không tiến xa.” (Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ – Daniel Goleman)

Theo Daniel Goleman, Trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 yếu tố chính:
- Tự nhận thức: Hiểu cảm xúc của bản thân và sự chi phối của nó đến hành vi.
- Tự quản lý: Kiểm soát cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh trong áp lực.
- Động lực nội tại: Tự thúc đẩy bản thân theo đuổi mục tiêu dài hạn.
- Đồng cảm: Hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác.
- Kỹ năng xã hội: Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực.
Trí tuệ cảm xúc được phát triển từ những trải nghiệm hàng ngày, mỗi tương tác nhỏ bé với môi trường xung quanh đều mang những thông điệp cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là nền tảng để trẻ phát triển tư duy lãnh đạo, làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt trong bối cảnh chuyển giao thế hệ, khi các con cần thấu hiểu giá trị gia đình và trách nhiệm.
Tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc không chỉ là tập hợp các kỹ năng mềm mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống:
- Hỗ trợ học tập: Người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao biết cách quản lý sự căng thẳng, tập trung trong học tập và hợp tác với bạn bè, thầy cô.
- Xây dựng mối quan hệ: EQ giúp giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn và tạo dựng các mối quan hệ bền vững.
- Chuẩn bị lãnh đạo tương lai: Một nhà lãnh đạo giỏi cần đồng cảm, truyền cảm hứng và quản lý đội nhóm. EQ là chìa khóa để trẻ phát triển những kỹ năng này từ sớm.
- Thích nghi với chuyển giao thế hệ: Trong quá trình trưởng thành và tiếp nhận trách nhiệm từ gia đình, EQ giúp con thấu hiểu giá trị truyền thống, đồng cảm với cha mẹ và đưa ra quyết định cân bằng giữa cảm xúc và lý trí.

“Lãnh đạo không phải là sự thống trị, mà là nghệ thuật thuyết phục mọi người cùng hướng tới một mục tiêu chung.” (Daniel Goleman)
Hiểu lầm phổ biến về Trí tuệ cảm xúc và cách khắc phục
- Hiểu lầm 1:Chỉ số cảm xúc (EQ) cao hay thấp là bẩm sinh, không thể rèn luyện;
Sự thật: EQ có thể được phát triển qua thực hành và hướng dẫn. - Hiểu lầm 2: Chỉ cần học giỏi là đủ;
Sự thật: Chỉ số thông minh IQ hỗ trợ học thuật, nhưng EQ quyết định thành công trong các mối quan hệ và lãnh đạo. - Hiểu lầm 3: EQ chỉ cần với người lớn;
Sự thật: Rèn luyện EQ từ nhỏ giúp trẻ tự tin hơn, đạt thành tích tốt trowng học tập, hành động đúng đắn trong mỗi tình huống, tạo dựng được các mối quan hệ chất lượng, điều đặc biệt cần thiết cho hành trang vào đời với vai trò lãnh đạo tương lai.

Biến cảm xúc thành nguồn lực đạt mục tiêu
Trí tuệ cảm xúc là khả năng tập thành, mỗi người đều có thể kiểm soát được cảm xúc, lời nói và hành động của bản thân mình. Điều chúng ta không kiểm soát được là những yếu tố tác động từ bên ngoài: sự phán xét từ người khác, những thông tin nhiễu loạn, cũng như sự thất thường của thời tiết. Sẽ không thể cải thiện được những gì không thể đo lường, có những người có nhận thức tốt và động lực mạnh mẽ, nhưng vì lý do gì mà thành quả đạt được trong cuộc không như ý muốn?
Trí tuệ cảm xúc được đo lường và đánh giá qua sự kết hợp của các yếu tố: Nhận thức, Tự trọng, Thích nghi và Động lực.
- Nhận thức: Cho phép nhận biết rõ ràng những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân.
- Tự trọng: Ảnh hướng đến sự chấp nhận, lựa chọn hành động, quyết đoán, quyết tâm và lạc quan trong cuộc sống.
- Động lực: Cởi mở với những điều mới mẻ, đặt mục tiêu, trải nghiệm, vượt qua thử thách, quyết tâm tự khẳng định bản thân.
- Thích nghi: Bao gồm sự đồng cảm, khả năng chịu đựng căng thẳng, khả năng ra quyết định và kỹ năng giao tiếp.

Cùng với IQ, chúng tạo thành một kim tự tháp – một mô hình về hồ sơ tính cách. Chỉ số cảm xúc EQ là đáy của kim tự tháp, IQ là chiều cao của nó, và tổng thể cho thấy khả năng ảnh hưởng của EQ đến cuộc sống của bạn, đến cuộc sống của những người khác và thế giới nói chung.
“Trí tuệ cảm xúc, hơn bất kỳ yếu tố nào khác, chiếm 85% đến 90% thành công trong công việc… IQ là điều kiện cần, nhưng không đủ để tạo nên một ngôi sao. Trí tuệ cảm xúc mới làm được điều đó.” (Warren G. Bennis)
Phát triển trí tuệ cảm xúc là món quà quý giá mà phụ huynh có thể dành cho con, giúp con tự tin, đồng cảm và sẵn sàng vững bước vào đời, sống có trách nhiệm và truyền cảm hứng.
Trí tuệ cảm xúc trong bối cảnh chuyển giao thế hệ
Trong văn hóa Việt Nam, chuyển giao thế hệ không chỉ là việc truyền lại tài sản hay doanh nghiệp mà còn là truyền tải giá trị, trách nhiệm, và tầm nhìn gia đình. Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình này:
- Thấu hiểu cha mẹ: Trẻ có EQ cao sẽ dễ dàng đồng cảm với những hy sinh và kỳ vọng của cha mẹ, từ đó sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm.
- Giao tiếp hiệu quả: EQ giúp trẻ diễn đạt ý kiến của mình một cách tôn trọng, đồng thời lắng nghe quan điểm của thế hệ trước.
- Quản lý xung đột: Trong quá trình chuyển giao, có thể xảy ra mâu thuẫn giữa các thế hệ. EQ giúp trẻ giải quyết xung đột một cách hòa bình và xây dựng.
Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa để các con phát triển toàn diện, từ việc quản lý bản thân, xây dựng mối quan hệ, đến chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo tương lai và chuyển giao thế hệ. Với 5 yếu tố cấu thành – tự nhận thức, tự quản lý, sự đồng cảm, động lực nội tại, và kỹ năng xã hội – Trí tuệ cảm xúc không chỉ là kỹ năng mà còn là nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa. VIETGENCOACH, với chương trình huấn luyện bài bản, đồng hành cùng phụ huynh và các con, giúp thế hệ trẻ trở thành những nhà lãnh đạo đồng cảm, trách nhiệm, truyền cảm hứng và sẵn sàng kế thừa giá trị gia đình.

VIETGENCOACH – Tổ chức Nhượng quyền Uy tín Huấn luyện Lãnh đạo tương lai và Chuyển giao thế hệ, với tầm nhìn “Tiếp nối để trường tồn” và Sứ mệnh “Trang bị năng lực kế nghiệp cho thế hệ tiếp nối”, chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong đưa vào chương trình huấn luyện cho các con từ 10 tuổi trở lên, đồng hành cùng các con làm chủ những kỹ năng và năng lực cần có để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng chinh phục mọi thử thách và đạt tới thành công thịnh vượng.