Chúng ta đang sống trong một thời đại với đầy sự biến động toàn diện về mọi mặt, bao gồm cả chính trị kinh tế và văn hóa. Dưới ảnh hưởng không thể tách rời của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, rất nhiều những nguyên lý và hệ thống trước đây đã từng phát huy hiệu quả trong nhiều thế kỷ giờ đây dường như cũng không mang lại kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, phải chăng đây chính là nhắc nhở rằng thời điểm này cần thiết phải thay đổi và làm mới lại lối sống, cũng như các kỹ năng phát triển nghề nghiệp và cá nhân? Và nếu vậy thì những năng lực nào cần được phát triển ngay từ năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường?

Nhà tâm lý học Mark Rosin vào năm 2022 đã đưa ra một khái niệm SHIVA, lấy ý tưởng từ vị thần Ấn Độ nổi tiếng, vị thần phá hủy những thứ lỗi thời để sáng tạo và bắt đầu một chu kỳ phát triển mới. SHIVA được diễn giải như sau:
- Split – Sự chia rẽ: các mô hình quen thuộc bị phá vỡ và việc lập kế hoạch cho tương lai ngày một trở nên khó khăn hơn;
- Horrible – Sự khủng khiếp: mọi người trở nên lo lắng hơn, khiến cho việc đưa ra quyết định đúng đắn gặp nhiều trở ngại;
- Inconceivable — Không thể tưởng tượng được: không có gì đảm bảo rằng giải pháp sẽ dẫn đến kết quả;
- Vicious — Sự tàn nhẫn: không thể hiểu đến tận cùng được những sự kiện đang diễn ra, nhưng sau khủng hoảng thế giới sẽ thay đổi và một giai đoạn phát triển mới sẽ bắt đầu.
- Arising — Sự hồi sinh: sau khủng hoảng, thị trường hàng hóa và dịch vụ thay đổi, do đó những người đầu tiên thích nghi với điều kiện mới sẽ được săn đón.
Công nghệ đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, tự động hóa các quy trình làm việc mới. Nghiên cứu của McKinsey & Company (Tư vấn quản lý chiến lược toàn cầu) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khẳng định rằng nhiều ngành nghề mà chúng ta quen thuộc ngày nay có thể thay đổi đến mức không thể nhận ra hoặc biến mất hoàn toàn, và những chuyên ngành mới sẽ xuất hiện thay thế.
Để thành công trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, bạn cần phải nắm vững các kỹ năng của tương lai và cách tốt nhất là bắt đầu phát triển chúng ngay từ khi còn đi học.
CÁC KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CHÍNH CỦA TƯƠNG LAI
Trong cuộc họp thường niên vào tháng 1 năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra danh sách 10 kỹ năng sẽ có nhu cầu cao nhất trong tương lai gần:
- Tư duy phân tích và đổi mới;
- Chủ động học tập và chiến lược học tập;
- Giải quyết vấn đề toàn diện;
- Tư duy phản biện và Tư duy phân tích;
- Sáng tạo, độc đáo và chủ động;
- Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội;
- Khả năng phục hồi, Kháng stress và Linh hoạt;
- Lý luận, Giải quyết vấn đề và Tạo ý tưởng.
- Sử dụng công nghệ, giám sát và kiểm soát;
- Phát triển công nghệ và lập trình;
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ phân tích về nhóm các kỹ năng mềm (từ 1 đến 8). Các kỹ năng 9-10 thuộc nhóm kỹ năng chuyên môn cần thiết với mỗi người ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào công việc cũng như môi trường sinh sống, và chúng có thể được học tập dễ dàng.

Kỹ năng mềm
Đây là những phẩm chất cá nhân cũng như xã hội, giúp cho chúng ta tương tác thành công với mỗi người xung quanh, tính linh hoạt giúp chúng ta dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi.
Trong một nghiên cứu của Sutton Trust có trụ sở tại Anh, 88% thanh thiếu niên, 94% người sử dụng lao động và 97% giáo viên được khảo sát cho biết rằng họ coi kỹ năng mềm quan trọng ngang bằng hoặc quan trọng hơn kỹ năng học thuật. Và trong một thế giới đang thay đổi, với lượng thông tin được cập nhật nhanh – nhiều – nhiễu như hiện nay thì việc phát triển những kỹ năng này là điều cấp thiết.
Tư duy phân tích và đổi mới
Trong thời đại số, chúng ta phải đối mặt với một lượng thông tin khổng lồ. Điều quan trọng là phải có khả năng thu thập và phân tích thông tin, tìm ra mối liên hệ và tính quy luật giữa chúng, để rút ra kết luận và đưa ra quyết định, rồi trên cơ sở đó tạo ra cái mới và cải thiện những gì hiện có.
Chủ động học tập và chiến lược học tập
Trong thế giới hiện đại, kiến thức nhanh chóng trở nên lỗi thời, vì vậy khả năng học lại và làm mới kiến thức trở nên quan trọng hơn so với hành trang kiến thức đã có sẵn. Khả năng học tập chủ động có tác động trực tiếp đến việc tiếp thu tất cả các kỹ năng khác. Chỉ bằng cách không ngừng học tập và phát triển mới có thể duy trì được khả năng cạnh tranh.
“Những người mù chữ của thế kỷ 21 không phải là những người không biết đọc và viết, mà là những người không thể học và học lại.” Alvin Toffler, nhà văn, nhà tương lai học.
Giải quyết vấn đề toàn diện
Điều quan trọng là phải nhìn thấy bản chất của vấn đề và giải quyết nguyên nhân chứ không phải kết quả của nó. Những chuyên gia được săn đón nhất sẽ là những người có cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn đề, biết cần chú ý đến điều gì ngoài những biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết, và có khả năng dự đoán những rủi ro tiềm ẩn và biện pháp ngăn ngừa chúng.
Tư duy phản biện và Tư duy phân tích
Cần biết đặt câu hỏi nghi vấn về thông tin nhận được và thậm chí cả phản biện cũng như phân tích riêng. Tuy nhiên phản biện phải mang tính xây dựng và sự phân tích phải trên nền tảng tri thức và nhận thức. Trong thời đại thông tin nhanh – nhiều – nhiễu như hiện nay, tư duy phản biện giúp chúng ta phân biệt thông tin đáng tin cậy với thông tin sai lệch.

Sáng tạo, độc đáo và chủ động
Khả năng sáng tạo những ý tưởng mới, chủ động thực hiện chúng và tư duy độc đáo đặc biệt cần thiết trong những tình huống bất ổn và không xác định trước – từ khủng hoảng kinh tế đến đại dịch. Những chuyên gia sở hữu nhóm kỹ năng này đặc biệt được coi trọng, công nghệ dù hiện đại vẫn chưa thể thay thế được họ.
Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội
Trong công việc, bạn không thể không có sự giao tiếp và hợp tác với ban quản lý, đồng nghiệp và khách hàng. Cần thiết lập mối quan hệ tin cậy với từng người trong số họ – và đây chính là lúc những phẩm chất lãnh đạo phát huy tác dụng: khả năng lãnh đạo đội nhóm, truyền cảm hứng cho đồng nghiệp và phát triển những phẩm chất tốt nhất ở người khác.
Khả năng phục hồi, Kháng stress và Linh hoạt
Đây là khả năng đối ứng trước những điều kiện làm việc khó khăn và căng thẳng, thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi liên tục và khả năng phục hồi sau những thất bại. Những phẩm chất này xây dựng nên trạng thái tâm lý mạnh mẽ của bạn.
Lý luận, Giải quyết vấn đề và Tạo ý tưởng
Khả năng lý luận, giải quyết vấn đề và đưa ra những ý tưởng mới giúp một người đối phó với những thách thức tại nơi làm việc. Những kỹ năng này cũng cần thiết để phát triển sản phẩm và cải thiện các quy trình hiện có, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh cao.
VIETGENCOACH – Tổ chức Nhượng quyền Uy tín Huấn luyện Lãnh đạo tương lai và Chuyển giao thế hệ, với tầm nhìn “Tiếp nối để trường tồn” và Sứ mệnh “Trang bị năng lực kế nghiệp cho thế hệ tiếp nối”, chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong đưa vào chương trình huấn luyện cho các con từ 10 tuổi trở lên, đồng hành cùng các con làm chủ những kỹ năng và năng lực cần có để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng chinh phục mọi thử thách và đạt tới thành công thịnh vượng.