TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN?

Khả năng suy nghĩ, phân tích, cân nhắc hoàn cảnh và đưa ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở mỗi người. Ngoài ra, chính tư duy – và đặc biệt là tư duy phản biện – quyết định thế giới quan và tính cách cá nhân, làm nên một cá nhân, tức là một người có quan điểm riêng về vấn đề này hay là vấn đề khác.

Một người có tư duy phản biện có thể phát triển hài hòa và toàn diện, vì trong hầu hết các tình huống người đó hiểu rõ tại sao mình lại đạt được kết quả như thế này chứ không phải như thế khác.

Tư duy phản biện là một phần không thể thiếu của một người trưởng thành, có học thức, có giáo dưỡng và phát triển cân bằng về mọi mặt, sẵn sàng đưa ra quyết định nghiêm túc trong cuộc sống, có khả năng chịu trách nhiệm về mỗi hành động của mình.

Tư duy phản biện là gì?

Thuật ngữ này có khá nhiều định nghĩa vì nó bao gồm nhiều lĩnh vực tư duy. Về bản chất, tư duy phản biện không phải là khả năng của não bộ và không tự phát triển theo năm tháng. Có nghĩa là tư duy phản biện chính là một kỹ năng chỉ có được thông qua học tập và rèn luyện.

Thuật ngữ “tư duy phản biện” được biết đến từ những tác phẩm của các nhà tâm lý học nổi tiếng J. Piaget (18961980), L.Vygotsky (1896 –  1934). Tuy nhiên, cho đến ngày nay, do những quan niệm thông thường đã lỗi thời, vẫn có quan điểm cho rằng tư duy phản biện là điều gì đó tiêu cực, là mong muốn phủ nhận, phản bác, hay bác bỏ….

Đồng thời, bất cứ nhà tâm lý học hay triết gia nào cũng sẽ nói với bạn rằng tư duy phản biện là một kỹ năng vô cùng quan trọng, cho phép chúng ta thành công đối mặt trước những yêu cầu của thế kỷ 21, kỷ nguyên công nghệ mà chúng ta đang sống. Tư duy phản biện giúp chúng ta hiểu sâu sắc những gì chúng ta đang học hỏi cũng như mỗi hành động, việc làm.

Tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện là gì?

Một cách chi tiết, tư duy phản biện sẽ bao gồm:

  • Thể hiện sự tò mò, hứng thú;
  • Tự đặt cho bản thân những câu hỏi;
  • Nhận thấy mối tương quan nguyên nhân – kết quả của các sự kiện;
  • Tìm kiếm câu trả lời một cách có hệ thống;
  • Nghi vấn những “sự thật” được chấp nhận rộng rãi;
  • Phát triển quan điểm và khả năng bảo vệ quan điểm đó bằng các lập luận hợp lý;
  • Suy xét các lập luận của đối thủ và suy nghĩ về chúng một cách hợp lý.

Tư duy phản biện là khả năng nhận thức mọi sự kiện hoặc tình huống một cách cân bằng, hợp lý và toàn diện, đồng thời hiểu rõ mối quan hệ nhân quả.

Người ta nhận thấy rằng kiến ​​thức thu được thông qua việc sao chép (tức là được ai đó trình bày “nguyên trạng”, không suy xét gì cả), bằng các phương pháp giải thích và minh họa, sẽ rất nhanh bị lãng quên, trong khi tư duy phản biện đóng vai trò là động lực cho công việc độc lập,  để xem xét bản chất thực sự của sự kiện, quá trình hoặc hiện tượng đang được nghiên cứu. Và kiến ​​thức thu được thông qua nỗ lực trí tuệ, thông qua việc tìm kiếm và giải quyết mâu thuẫn không chỉ trở thành tài sản trí tuệ mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành nhân cách toàn diện.

Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là gì?

Nói cách khác, một người có tư duy phản biện phát triển có thể:

  • Nêu ra được những câu hỏi và vấn đề nan giải, đồng thời diễn đạt chúng một cách rõ ràng và súc tích;
  • Tiếp nhận các thông tin có liên quan một các đa chiều, diễn giải chúng một cách hiệu quả bằng khả năng tư duy trừu tượng;
  • Đưa ra kết luận và quyết định hợp lý có kiểm chứng theo các tiêu chí và tiêu chuẩn;
  • Suy nghĩ cởi mở và linh hoạt;
  • Giao tiếp hiệu quả với người khác trong khi phát triển giải pháp;
  • Thoát khỏi định kiến ​​và dư luận xã hội.

“Sống là có vấn đề, giải quyết chúng là phát triển trí tuệ” – Joy Paul Guilford

Tư duy phản biện không phải là một khả năng tự có. Mỗi cá nhân đều có thể phát triển tư duy phản biện, vậy thì điều kiện đặc biệt nào cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện tư duy phản biện?

Làm thế nào để phát triển tư duy phản biện?

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ, mỗi cá nhân, không phụ thuộc vào vị trí địa lý, giới tính, tuổi tác cũng như trình độ học vấn… đều không thể nằm ngoài vòng ảnh hưởng của khối lượng thông tin nhanh – nhiều – nhiễu như hiện nay.

Nếu như trước kia người ta tìm đến các nguồn thông tin khác nhau để học tập, bổ khuyết kiến thức, thì ngày nay, một thực tế là cần phải có kiến thức mới có thể tiếp cận đến thông tin, phân tích, sàng lọc thông tin, đưa ra những lựa chọn có ích cho bản thân và xã hội.

Việc phát triển tư duy phản biện do đó đã trở thành điều kiện tiên quyết đối với thành tựu của mỗi cá nhân trong tương lai. Người không phát triển tư duy phản biện dễ dàng bị định hướng, ra quyết định thiếu chuẩn xác, khả năng cao rơi vào những bẫy lừa đảo tinh vi mà gần đây chúng ta được thấy rất nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tư duy phản biện là gì?
Làm thế nào để phát triển tư duy phản biện?

Thực tế chứng minh, người phát triển tư duy phản biện sẽ sở hữu một loạt những kỹ năng vô cùng hữu ích như sau:

  • Kỹ năng đặt câu hỏi;
  • Kỹ năng phát triển ý kiến ​​riêng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn;
  • Kỹ năng diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói và văn bản rõ ràng, tự tin và chính xác trong giao tiếp;
  • Kỹ năng chứng minh quan điểm của mình và biết xét đến quan điểm của người khác;
  • Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm.

Câu hỏi đặt ra là, khi nào nên bắt đầu phát triển tư duy phản biện?

Nếu như nói rằng tư duy phản biện không phải là khả năng tự nhiên có, hơn thế nữa cần có điều kiện đặc biệt cho sự phát triển và hoàn thiện, một trong những yếu tố đó chính là khả năng tư duy trừu tượng, thời điểm bắt đầu được hình thành tư duy trừu tượng là khi đứa trẻ vào khoảng độ tuổi lên 7.

VietgenCoach, tổ chức nhượng quyền uy tín về huấn luyện lãnh đạo tương lai và chuyển giao thế hệ bắt đầu các lớp huấn luyện cho các con từ tuổi lên 10, khi khả năng tư duy trừu tượng đã đạt được sự phát triển nhất định. Mỗi tuần một buổi với thời lượng 90 phút, các con dần dần được làm quen với cách tư duy và áp dụng dần thành thói quen những kỹ năng nêu trên, từng bước phát triển tư duy phản biện.

Từng bước phát triển tư duy phản biện

Nhận biết mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả bằng cách đưa ra tiền đề, tiếp theo học viên sẽ tự phát triển dựa trên sự hiểu biết và trải nghiệm của mình, học cách trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng và thuyết phục trên cơ sở dữ liệu thu thập được, bằng cách đó học cách phát triển luận điểm cá nhân.

Tư duy phản biện là gì?
Từng bước phát triển tư duy phản biện

Đây cũng là bài tập rất thú vị, không chỉ mở rộng hiểu biết mà còn giúp các bạn nhỏ làm giàu thêm vốn từ, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.

  • Thói quen kiểm chứng thông tin một cách khách quan, đây có phải thực sự là thông tin hoặc ý tưởng mới hay không, hay ý tưởng đó đã từng phát sinh và giờ đây đang được trình bày như một phát kiến. Chúng ta có nên chấp nhận nó là mới từ quan điểm về độ tin cậy, hoặc ít nhất hãy kiểm tra tính chân thực của các số liệu và dữ liệu.
  • Nhận biết về tính khách quan của thông tin, hoặc giá trị quan của người phát kiến có trùng khớp với bản thân mình hay không. Đây là thói quen giúp chúng ta phân biệt giữa sự thật và ý kiến hoặc quan điểm. Sự thật là điều luôn luôn đúng, bất kể do ai phát ngôn, không phụ thuộc vào ranh giới địa lý, màu da, giới tính… đó là các nguyên lý và không mang yếu tố cảm xúc. Ngược lại, ý kiến và quan điểm thường mang theo cảm xúc cá nhân hoặc mục đích định hướng.
  • Đặt câu hỏi kiểm chứng độ chân thực của thông tin. Tạo thói quen đặt câu hỏi trước mỗi luận điểm, qua đó có thể tìm hiểu sâu tới tận gốc rễ của vấn đề. Thói quen này giúp chúng ta xác định được có nên sử dụng thông tin đó hay không, ảnh hưởng tới việc ra quyết định trong mỗi tình huống. Những câu hỏi thông thường như: Ai là người đưa ra luận điểm đó? Khi nào – đã từng có ai nói về điều đó trước kia hay chưa? Mục đích của họ là gì? Có nhừng góc nhìn trái chiều ra sao? Bản thân mình đã biết/chưa biết/ có thể có quyết định gì?….

VIETGENCOACH – Tổ chức Nhượng quyền Uy tín Huấn luyện Lãnh đạo tương lai và Chuyển giao thế hệ, với tầm nhìn “Tiếp nối để trường tồn” và Sứ mệnh “Trang bị năng lực kế nghiệp cho thế hệ tiếp nối”, chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong đưa vào chương trình huấn luyện cho các con từ 10 tuổi trở lên, đồng hành cùng các con làm chủ những kỹ năng và năng lực cần có để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng chinh phục mọi thử thách và đạt tới thành công thịnh vượng.

Bài viết cùng chủ đề:

  • KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC NÀO CHO TƯƠNG LAI?

    KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC NÀO CHO TƯƠNG LAI?

    Chúng ta đang sống trong một thời đại với đầy sự biến động toàn diện về mọi mặt, bao gồm cả chính trị kinh tế và văn hóa. Dưới ảnh hưởng không thể tách rời của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, rất nhiều những nguyên lý và hệ thống trước đây đã từng...